Điện toán Sương mù – Fog Computing

Fog Computing – Điện toán sương mù là gì? Kết nối đám mây với mọi thứ

Điện toán sương mù mở rộng khái niệm điện toán đám mây và mạng biên (Edge Network), làm cho nó trở thành nền tảng xử lý lý tưởng cho IoT và các ứng dụng khác yêu cầu tương tác trong thời gian thực.
Điện toán sương mù là khái niệm về một lớp mạng trải dài từ lớp biên, nơi dữ liệu được tạo, đến nơi cuối cùng nó sẽ được lưu trữ, cho dù đó là trong đám mây hoặc trong trung tâm dữ liệu của khách hàng. IOT tạo ra dữ liệu từ các nút biên của mạng (Edge Network) và đích đến cuối cùng có thể là các trung tâm xử lý dữ liệu. Nó cung cấp liên kết còn thiếu cho dữ liệu cần được đẩy lên đám mây và những gì có thể được phân tích cục bộ tại các IOT, tính toán biên

Lợi ích của Điện toán Sương mù

Về cơ bản, sự phát triển của nền tảng điện toán sương mù mang lại nhiều lựa chọn hơn cho việc xử lý dữ liệu ở bất cứ nơi đâu một cách tối ưu nhất. Đối với một số ứng dụng, dữ liệu cần phải được xử lý nhanh nhất có thể, cần mang đến sự phản hồi hoặc ra quyết định xử lý ngay lập tức .

Điện toán sương mù có thể tạo ra các kết nối mạng có độ trễ thấp giữa các thiết bị và điểm cuối để phân tích và xử lý. Kiến trúc này lần lượt làm giảm số lượng băng thông cần thiết so với trường hợp tất cả dữ liệu đó được gửi ngược về trung tâm dữ liệu hoặc đám mây để xử lý. Nó cũng có thể được sử dụng trong các tình huống mà không có kết nối để gửi dữ liệu, vì vậy nó phải được xử lý ở gần (hoặc ngay tại) nơi nó được tạo ra.

Ứng dụng cho Điện toán sương mù

Điện toán sương mù mới được bắt đầu ứng dụng trong thực tế, nhưng trong nhiều trường hợp nó đã được xác định là nền tảng lý tưởng và đầy tiềm năng.

Những chiếc xe được kết nối: Sự ra đời của những chiếc xe tự lái sẽ làm tăng số lượng xe dữ liệu được tạo ra. Các xe này hoạt động độc lập và đòi hỏi khả năng phân tích cục bộ dữ liệu trong thời gian thực, chẳng hạn như môi trường xung quanh, điều kiện lái xe và chỉ đường. Các dữ liệu khác cũng có thể cần phải được gửi lại cho nhà sản xuất để giúp cải thiện việc bảo dưỡng xe hoặc theo dõi việc sử dụng xe. Môi trường điện toán sương mù sẽ cho phép giao tiếp tất cả các nguồn dữ liệu này ở ngay tại biên (các chiếc xe đang vận hành) và đến điểm cuối của nó (nhà sản xuất).

Thành phố thông minh và lưới điện thông minh Giống như những chiếc xe được kết nối, các hệ thống tiện ích này ngày càng sử dụng cực nhiều dữ liệu theo thời gian thực cho các hệ thống chạy hiệu quả hơn. Đôi khi dữ liệu này được tạo ra ở các nơi vùng sâu vùng xa, do đó cần phải xử lý ngay tại chỗ (hoặc một nơi nào gần nhất). Hoặc, dữ liệu cần được tổng hợp từ một số lượng lớn các cảm biến. Kiến trúc điện toán sương mù được ứng dụng để giải quyết cả hai vấn đề này.

Phân tích theo thời gian thực: các hệ thống sản xuất trong nhà máy cần phải có khả năng phản ứng ngay lập tức với các sự kiện khi chúng xảy ra, các tổ chức tài chính sử dụng dữ liệu thời gian thực để thông báo các quyết định giao dịch hoặc theo dõi gian lận. Triển khai điện toán sương mù có thể giúp tạo thuận lợi cho việc chuyển dữ liệu giữa nơi tạo ra đến nhiều nơi cần phải đến.

Điện toán sương mù và Điện toán di động thế hệ thứ 5 (5G Mobile Computing)

Một số chuyên gia tin rằng việc triển khai các kết nối di động thế hệ thứ 5 (5G) trong năm 2018 và xa hơn nữa có thể tạo ra nhiều cơ hội hơn cho sương mù. Các Switch có cổng giao tiếp lên đến 400Gbps sắp xuất hiện. Công nghệ 5G sẽ yêu cầu triển khai trạm thu phát (BTS) dày đặc. Trong một số trường hợp, các BTS cần phải cách nhau chưa đến 20 km. Trong trường hợp như thế, kiến trúc điện toán sương mù có thể được tạo ra giữa các trạm này bao gồm một bộ điều khiển tập trung quản lý các ứng dụng đang chạy trên mạng 5G này và xử lý các kết nối đến các trung tâm dữ liệu hoặc các đám mây.

Điện toán sương mù hoạt động như thế nào?

Kiến trúc của điện toán sương mù có thể có nhiều thành phần và chức năng khác nhau. Nó có thể bao gồm các cổng giao tiếp ảo chấp nhận dữ liệu từ thiết bị IoT thu thập được. Nó có thể bao gồm một loạt các điểm cuối thu thập dữ liệu qua kết nối có dây và không dây, bao gồm cả các bộ định tuyến và thiết bị chuyển mạch. Nó có thể bao gồm thiết bị cuối của người dùng (CPE – customer premise equipment) và các cổng để truy cập thông qua các nút biên. Các kiến trúc điện toán sương mù cao cấp hơn kết nối vào các mạng và bộ định tuyến lõi và cuối cùng là các máy chủ và dịch vụ đám mây toàn cầu.

Điện toán sương mù và Điện toán biên giống nhau không?

Điện toán biên là một thành phần, hoặc một tập hợp con của Điện toán sương mù. Hãy suy nghĩ về điện toán sương mù như cách dữ liệu được xử lý từ nơi nó được tạo ra đến nơi nó sẽ được lưu trữ. Điện toán biên chỉ đề cập đến dữ liệu đang được xử lý gần nơi nó được tạo. Điện toán sương mù không chỉ là xử lý tại biên mà còn phân tích, đóng gói và bao gồm cả các kết nối mạng cần thiết để mang các gói dữ liệu đó tới điểm cuối cần thiết.