Blockchain có thể thay đổi cuộc chơi Cloud Storage ra sao?

Blockchain đang được rất quan tâm bởi 2 yếu tố chính Tốc độ và bảo mật. Người dùng lúc nào cũng muốn nhanh, truy xuất vào nội dung thật smooth. Nếu website nhà bạn bị chậm đi, thì End-User sẽ lượn đến site khác ngay tức thì. Chỉ là bạn phải xác định muốn nhanh đến mức nào?
Từ năm 2009, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người dùng muốn thời gian loading 1 page chỉ xảy ra trong vòng 2 giây. Nếu lâu hơn 3s, bạn sẽ mất khoảng 40% user. Và nên nhớ, nghiên cứu này diễn ra cách đây 8 năm rồi, dĩ nhiên, thời đại bây giờ, mọi nguời có quyền yêu cầu cao hơn thế nữa.
Khách hàng của bạn không thể chỉ đợi site của bạn load, các hình ảnh và video buffer lên từng chút, giờ đây có cả hàng triệu site có nội dung tương tự có thể thay thế bất cứ lúc nào. Thêm nữa, Google sử dụng cả tiêu chí tốc độ của website trên desktop và mobile để đánh giá thứ hạng Ranking SEO, cũng lý giải tại sao CDN – Content Delivery Network lại trở nên quan trọng và phổ biến đối với các nhà cung cấp dịch vụ.

Vấn đề của hệ thống lưu trữ truyền thống

Cơ bản nhất vẫn xoay quanh ở bài toán chi phí đắt đỏ. Vận hành được hệ thống này phải quản lý được nhiệt độ, update và bảo trì thường xuyên. Sau đó là tới cái yếu tố về an toàn. Google và các nhà cung cấp dịch vụ lớn đều có quy trình kiểm soát mức độ an toán chặt chẽ nhưng cho dù có ở mức độ nào, vẫn có lỗ hỗng do con người. Dĩ nhiên, lỗ hỗng này càng củng cố thêm ý chính: mô hình truyền thống đã lỗ thời và có nhiều điểm yếu.

Loại hình Lưu trữ mới

Blockchain không chỉ là topic nóng hổi những ngày gần đây, nó chính là miếng vá công nghệ cần thiết cho những ai đang tìm kiếm các phương pháp hiệu quả, bảo mật để lưu trữ thư viện dữ liệu khổng lồ.

Sử dụng blockchain cho hệ thống lưu trữ

Công nghệ blockchain được mô tả là hệ thống P2P có thể sử dụng các database phi tập trung để lưu lại tất cả transaction trong một “số” điện tử.
Blockchain xoá bỏ hết tất các third parties. Tất cả transaction xảy ra đều được lưu lại, “đóng dấu” và hoàn toàn không thể thay đổi được vì mỗi node thông qua mạng network đều được lưu lại toàn bộ data. Việc xác nhận liên tục cũng được thực hiện nhằm đảm bảo các bản lưu phải chính xác. Điều này nhằm tạo ra sự chính xác, minh bạch cho hệ thống P2P và hoàn toàn không thể bị hack được.

Stoji (https://storj.io/)

Storj đã phát triển phương pháp lưu trữ dữ liệu cloud phi tập trung mà không cần dùng đến các Server Farm. Thay vào đó, họ tận dụng các không gian lưu trữ đang trống ngay trên ổ cứng của người dùng để lưu trữ và phân bổ data trên toàn thế giới.
Ví dụ như bạn có 250Gb đang trống trên ổ cứng của mình và chưa có ý định sử dụng. Bạn có thể cho Stoj thuê lại. thay vào đó, bạn sẽ được trả tiền hoặc 250Gb tương đương lưu trữ trên cloud. Vậy làm thế nào biết chắc chắn rằng dữ liệu của ta sẽ an toàn? Các data sẽ được mã hoá, “xé” ra thành nhiều mảnh và chia ra trên toàn mạng lười của Storj. Không một user nào có thể truy cập vào data của bạn và chỉ có chính chủ nhân mới có thể truy cập được.
Điểm khác biệt của giải pháp phân phối hệ thống lưu trữ – Distributed Storage và lưu trữ truyền thống là Storj không thể cho bất cứ ai truy cập vào data của bạn cho dù Storj thật sự muốn vậy, vì họ không nắm data hoặc khoá – key. Thêm nữa, hacker cũng không thể truy cập vào dù cho họ có thể giải mã được từng mảnh data, vì sẽ không biết lắp ráp các mảnh data lại như thế nào

Storj tận dụng cả công nghệ như Ethereum blockchain, nên Storj cũng phải đang lệ thuộc vào các công ty khác. Đồng nghĩa với việc công nghệ đằng sau Ethereum đang được các bên lựa chọn và cùng nhau khai thác rất nhiều.

Sia (https://sia.tech/)

Sia sử dụng blockchain để phát triển các giải pháp phi tập trung hoàn toàn, bảo mật cho việc lưu trữ data mà không cần Server Farm, thay vào đó, họ sử dụng các thiết bị P2P để phân phối data. Đồng nghĩa với việc giá cả cũng sẽ rất cạnh tranh. Lưu trữ 5Tb dữ liệu trên cloud của Sia chỉ tốn khoảng 10$/tháng, trong khi Amazon S3 sẽ charge khách hàng khoảng 115$/tháng. Doanh nghiệp thậm chí cũng sẽ tiết kiệm hơn nếu lưu trữ nhiều hơn thế.
Cũng giống như Storj, Sia tận dụng các phần còn trổng trên ổ cứng của mọi người và cho thuê lại. Có một điểm khác biệt là Sia tự mình phát triển hệ thống blockchain và cryptocurrentcy để bảo vệ các blockchain. Họ khuyến khích các “thợ đạo” miner xác nhận blockchain bằng cách cho Siacoin, một loại tiền tương tự như Bitcoin